Các bộ phận của xe máy chia thành mấy loại? Cơ bản có những món nào? Danh sách những bộ phận nào cần thay thế định kỳ trên xe máy để đảm bảo sự vận hành ổn đinh. Hãy cùng Acces Motor đọc ngay thông tin bên dưới nhé!
Các bộ phận của xe máy
Trên thị trường hiện nay ta có thể dễ dàng bắt gặp vô số các mẫu mã cũng như thương hiệu xe máy khác nhau từ xe số cho đến xe tay ga, xe tay côn,… Nhưng nhìn chung, các loại xe này đều có bộ phận cấu tạo chính gồm 8 bộ phận chính:
- Khung xe
- Động cơ xe
- Bình ắc quy và hệ thống điện
- Hệ thống giảm xóc
- Hệ thống bố thắng
- Hệ thống truyền động
- Hệ thống lọc gió
- Bánh xe và lốp xe
Khung xe (Frame)
Khung xe là một bộ phận quan trong giúp định hình và kết nối các bộ phận khác của xe. Nó như là “xương sống” của chiếc xe khi giúp giữ thăng bằng và chịu tải trọng của người sử dụng.
Thông thường, khung xe được làm từ thép, nhôm hoặc hợp kim cứng đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực tốt, cũng như bảo vệ các bộ phận khác khỏi va đập. Việc sử dụng chất liệu cho khung xe rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động, mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng.
Động cơ (Engine)
Động cơ là “trái tim” của xe, cung cấp năng lượng cũng như quyết định đến hiệu suất hoạt động của mỗi chiếc xe. Động cơ xe máy thường là động cơ 2 thì (2 kỳ), động cơ 4 thì (4 kỳ) hay động cơ điện.
Động cơ xe máy thường được phân loại dựa trên dung tích xi-lanh có ở từng loại xe. Và công suất của động cơ sẽ quyết định đến tốc độ của xe.
Bình ắc quy và hệ thống điện
Bình ắc quy và hệ thống điện trên xe máy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng để vận hành các thiết bị điện và giúp xe hoạt động ổn định. Bình ắc quy cung cấp nguồn điện cho quá trình khởi động, hỗ trợ các thiết bị như đèn pha, đèn xi-nhan, đèn hậu, còi xe và hệ thống khóa từ, đồng thời duy trì nguồn điện ổn định khi xe đang chạy.
Hệ thống điện bao gồm bộ phát điện, mạch điện, công tắc và các đèn báo hiệu. Bộ phát điện chuyển đổi năng lượng từ động cơ thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên xe và sạc lại bình ắc quy khi xe vận hành. Các đèn báo và công tắc giúp người điều khiển dễ dàng nhận biết và điều chỉnh chế độ vận hành, hệ thống khóa từ giúp bảo vệ xe an toàn hơn.
Hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc được gắn với khung xe và được làm bằng lò xo có độ đàn hồi cao giúp xe máy di chuyển êm ái trên mọi địa hình.
Có hai loại giảm xóc: giảm xóc trước (phuộc trước) và giảm xóc sau, thường nằm trên khung xe và được gắn liền với trục bánh xe. Các phuộc này giúp giảm thiểu tác động lực từ mặt đất lên khung xe, giúp xe di chuyển ổn định và người lái thoải mái hơn.
Hệ thống bố thắng
Hệ thống bố thắng bao gồm 4 bộ phận chính là kẹp phanh, piston, đĩa phanh, và trục bánh xe cùng nhau hoạt động để tạo ra lực ma sát giúp xe dừng lại khi cần.
Nhiệm vụ của bố thắng là giúp bánh xe trước và bánh xe sau dừng lại một cách an toàn và hiệu quả, cung cấp sự ổn định và hỗ trợ phanh khi xe đang di chuyển. Đặc biệt, các hệ thống phanh hiện đại còn được trang bị công nghệ thủy lực, tạo ra áp lực phanh mạnh mẽ và chính xác hơn.
Hệ thống truyền động
Hệ thống truyền động là một bộ phận quan trọng giúp xe chuyển động bằng cách chuyển đổi công suất từ động cơ sang bánh xe. Hệ thống truyền động chủ yếu trên xe máy sẽ có xích (xe tay côn, xe số), dây curoa (xe tay ga). Một số xe máy sử dụng hộp số tự động (như xe tay ga), trong khi một số khác dùng hộp số tay (xe số).
Hệ thống lọc gió
Hệ thống lọc gió trên xe máy có nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn và các hạt nhỏ trong không khí trước khi không khí đi vào buồng đốt của động cơ. Điều này rất quan trọng để bảo vệ động cơ và đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra hiệu quả.
Hệ thống lọc gió thường bao gồm bộ lọc làm từ giấy, bọt biển, hoặc các vật liệu sợi, có khả năng giữ lại các hạt bụi, ngăn chặn chúng không xâm nhập vào động cơ.</p
Bánh xe và lốp xe
Bánh và lốp xe là các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường và ảnh hưởng đến sự ổn định trong quá trình di chuyển của xe.
Bánh xe bao gồm vành và lốp giúp truyền lực từ động cơ ra ngoài. Ngoài ra, 2 bánh xe còn được trang bị hệ thống phanh giúp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Lốp xe thường được làm từ cao su tổng hợp có độ linh hoạt và khả năng đàn hồi tốt. Bề mặt lốp có những rãnh và gai giúp tăng độ ma sát và bám mặt đường hơn.
Ngoài ra, còn có các bộ phận phụ trợ khác như: Hệ thống đèn và còi giúp đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và dùng để thông báo thông tin đến các phương tin cùng lưu thông khác.
Các bộ phận khác
Ngoài 8 bộ phận quan trọng kể trên, còn có các bộ phận xe máy khác cần được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ như:
Má phanh (hay bố thắng)
Là linh kiện trong hệ thống phanh, giúp giảm tốc độ của xe khi đang chạy nhằm đảm bảo an toàn cho người lái. Đây là bộ phận bị hao mòn nhanh nhất của xe do chịu lực ma sát của xe. Chính vì thế, để tránh trường hợp gây mất an toàn, ,má phanh cần được thay mới sau mỗi 25.000 đến 30.000 km
Săm (lốp) xe
Săm xe hay còn gọi là ruột xe máy với chất liệu là cao su tổng hợp, có nhiệm vụ duy trì áp suất không khí bên trong vỏ xe, giúp xe hoạt động ổn định. Nếu săm xe bị hỏng (lủng, nổ, nứt,…) thì không giữ được hơi bên trong. Nếu gặp trường hợp này, người lái rất dễ mất kiểm soát và gây tai nạn.
Do vậy, cứ tới thời gian định kỳ thì bạn nên kiểm tra săm lốp để kịp thời bảo dưỡng, trước những chuyến đi xe thì nên thay cái mới nếu có dấu hiệu mòn, nứt từ trước.
Dầu nhớt
Dầu nhớt là một trong những thành phần thiết yếu giúp xe máy vận hành bền bỉ, đóng vai trò như “dòng máu” của động cơ, bôi trơn các bộ phận và giảm ma sát trong quá trình hoạt động. Để đảm bảo hiệu suất và độ bền của động cơ, bạn nên thay dầu nhớt sau mỗi 1.500 km.
Việc duy trì thói quen này không chỉ giúp xe vận hành mượt mà mà còn tăng tuổi thọ cho động cơ và các chi tiết máy khác.
Nhông sên dĩa
Sau khi đi khoảng 15.000km, bạn nên kiểm tra và thay mới nhông sên dĩa. Không nên thay lẻ từng bộ phận mà thay theo bộ.
Nếu bạn nghe thấy tiếng động lộp bộp phát ra từ hộp xích, đó có thể là dấu hiệu xích xe đang bị lỏng hoặc đã mòn. Trong trường hợp này, nên mang xe đi kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn.
Lọc nhớt
Khi lọc nhớt bị bẩn, tạp chất có thể xâm nhập vào động cơ, gây xước piston, tăng tiêu hao nhiên liệu và ảnh hưởng đến các phụ tùng khác.
Do đó, bạn nên thay lọc nhớt định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần hoặc sau mỗi 10.000 – 16.000 km.
Trên đây là tất cả thông tin chủ để các bộ phận của xe máy và hướng dẫn bảo dưỡng chi tiết để xe của bạn vận hành trơn tru, gia tăng tuổi thọ sử dụng.